Lớp học của những đứa trẻ 'đặc biệt'

Thứ hai - 29/01/2024 21:32 281 0

Lớp học của những đứa trẻ 'đặc biệt'

https://giaoducthoidai.vn/lop-hoc-cua-nhung-dua-tre-dac-biet-post610214.html

Để mang lại niềm vui, kiến thức cho trẻ khuyết tật là mồ hôi, có khi kèm theo cả nước mắt của các thầy, cô giáo.

Cô Lương Thị Hồng Phượng hướng dẫn Quốc Khánh đọc chữ Braille (chữ viết dành cho người khiếm thị).
Cô Lương Thị Hồng Phượng hướng dẫn Quốc Khánh đọc chữ Braille (chữ viết dành cho người khiếm thị).

Xung phong dạy trẻ khuyết tật

“Tôi đã gắn bó với Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội được hơn 12 năm. Khi dạy cho các em, tôi càng thấu hiểu khó khăn, thiệt thòi của những đứa trẻ khuyết tật. Bản thân tôi cũng là người khiếm thị nên rất đồng cảm và thương các em. Khi lũ trẻ biết đọc, viết, tôi rất vui và hạnh phúc. Tôi muốn cống hiến sức lực, kiến thức của mình nhằm giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội để sau này có thể tự kiếm sống lo cho bản thân”, cô Long bộc bạch.

8 năm trước, cô Lương Thị Hồng Phượng, giáo viên điểm trường Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Kon Tum - Trường Tiểu học Quang Trung (TP Kon Tum) đã viết đơn tình nguyện đến giảng dạy cho trẻ khiếm khuyết.

Cô Phượng đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh học sinh khó khăn, khuyết tật cần được che chở trong những chuyến thiện nguyện. Thương cho số phận bất hạnh của lũ trẻ nên khi được luân chuyển về Trường Tiểu học Quang Trung, cô đã viết đơn xung phong đến điểm trường Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội dạy học.

“Thời điểm đó, nhiều người ngăn cản khi tôi xung phong giảng dạy trẻ khuyết tật. Bởi công việc này rất khó khăn, vất vả và khá nguy hiểm vì trẻ không kiểm soát được hành vi của mình. Nhưng tôi nghĩ rằng, các em đã quá thiệt thòi nên rất cần sự yêu thương, bù đắp của xã hội. Do đó, tôi muốn giảng dạy, yêu thương lũ trẻ để chúng vượt lên số phận và hòa nhập với xã hội”, cô Phượng tâm sự.

Những ngày đầu mới về trường, đôi lúc cô Phượng thấy bất lực vì học trò nghịch ngợm, phá phách và không nghe lời. Có em bị tăng động, đang ngồi học chạy đến đánh bạn, đánh cả giáo viên. Mặc dù mệt mỏi, nhưng nghĩ đến lý do gắn bó với nơi này, cô Phượng vượt qua bằng những cái ôm ấm áp dành cho trò. Ở lớp học này, mỗi em một lứa tuổi, suy nghĩ… nên cô Phượng phải thay đổi, thích nghi và đôi khi phải chiều theo học trò. Sau một học kỳ, cô Phượng cũng quen dần với môi trường giáo dục mới.

“Con mình sinh ra may mắn có được cơ thể khỏe mạnh, lành lặn. Nhưng nếu trong trường hợp con bị khuyết tật tay chân, thiểu năng… nếu không có ai quan tâm, dạy dỗ thì rất thiệt thòi. Do đó, tôi luôn xem học trò như con để có thể dành trọn vẹn tình cảm và sự yêu thương”, cô Phượng bộc bạch.

Buổi học của những đứa trẻ “đặc biệt” chủ yếu là đọc, viết bảng chữ cái.

Buổi học của những đứa trẻ “đặc biệt” chủ yếu là đọc, viết bảng chữ cái.

Tác giả bài viết: Nguồn sưu tầm

loading...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây