TRẦN QUỐC TOẢN SỨC SỐNG PHONG TRÀO VÌ NGHĨA LỚN

Chủ nhật - 01/01/2023 22:46 143 0
“Trần Quốc Toản” là một trong những phong trào lớn của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, tạo nên sự lan tỏa rộng lớn trong xã hội. Phong trào được triển khai thực hiện theo đề xướng của Bác Hồ.

Tháng 2 năm 1948, xuất phát từ thực tế của cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã viết thư cho thiếu nhi: “Qua năm mới, Bác đề nghị các cháu làm một việc là các cháu tổ chức những Đội Trần Quốc Toản để đi đánh giặc và lập được nhiều chiến công nhưng mà cốt để tham gia kháng chiến bằng cách giúp đỡ đồng bào”. “Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một Đội giúp nhau học hành, khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào, trước giúp các nhà chiến sĩ, thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người. Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ quét nhà, gánh nước, lấy củi, giữ em, dạy chữ quốc ngữ, giúp đỡ đồng bào tham gia kháng chiến”.
TRẦN QUỐC TOẢN SỨC SỐNG PHONG TRÀO VÌ NGHĨA LỚN
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, phong trào Trần Quốc Toản được chính thức phát động tại trường THCS Hợp Đức huyện Tân Yên, tỉnh Hà Bắc (nay là xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Mỗi nhóm thiếu nhi có từ 3 đến 7 em, thực hiện những việc làm nhỏ bé của mình như quét sân, quét nhà, gánh nước, kiếm củi, nấu cơm, đón em ở nhà trẻ, rồi những việc lớn hơn như xay thóc, giã gạo, tát nước, gặt lúa, đập lúa, vận chuyển gạch ngói... Với khẩu hiệu đề ra “Tháng thăm một lần, tuần làm một việc”, trong mỗi tháng các em tới thăm gia đình một lần để nắm bắt hoàn cảnh và những việc cần giúp đỡ. Và mỗi tuần mỗi em làm ít nhất một việc để giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình thương binh, liệt sỹ... Những việc làm nhỏ bé ấy đã làm yên lòng các chiến sĩ nơi tiền tuyến, làm ấm lòng những người mẹ, người vợ ở hậu phương. Từng nhóm một tùy theo sức lực của mình mà theo dõi các gia đình thương binh, liệt sĩ, xem cần công việc gì thì "bí mật" giúp đỡ việc đó. Thấy sân bẩn thì các em quét sân, thấy chum thiếu nước thì các em đi gánh nước, thấy nhà thiếu củi thì các em đi kiếm củi kín đáo cất vào bếp, thấy ruộng cạn nước các em liền vác gầu đi tát nước. Từng gia đình liệt sĩ, thương binh đều lần lượt được hưởng những giây phút ngạc nhiên thú vị. Gia đình nào cũng cũng cảm thấy như có cô Tấm từ trong truyện cổ tích bước ra.

 Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, phong trào Trần Quốc Toản đã hoạt động hết sức thiết thực. Những đội viên thiếu niên, nhi đồng khi tham gia công tác Trần Quốc Toản thường tổ chức thực hiện theo các chủ đề sinh động như: “Uống nước nhớ nguồn”, “Tháng đền ơn đáp nghĩa”, “Tháng thăm một lần, tuần làm một việc”… Phong trào Trần quốc Toản phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Tính sơ bộ, trong thời kì kháng chiến chống Pháp, các em thiếu niên, nhi đồng đã giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ 27.192 công lao động gồm tát nước, gánh phân, làm cỏ, xay lúa, giã gạo, chăn trâu bò... Nhờ các việc làm này mà nhiều gia đình chính sách thấy ấm lòng. Sau ngày đất nước thống nhất, phong trào Trần Quốc Toản vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
 
tran quoc toan
 
loading...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây